Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011


















Isaac Ilyich Levitan
(1860-1900)



LƯƠNG VĂN HỒNG



Isaac Ilyich Levitan là họa sĩ tranh phong cảnh người Nga gốc Do Thái. Với những tuyệt tác như Mùa thu vàng hay Rừng bạch dương, Levitan được coi là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của chủ nghĩa hiện thực ở thế kỷ 19.

Isaac Levitan sinh năm 1860 trong một gia đình nghèo ở thị trấn Kibarty, tỉnh Kovno (nay là Kaunas, Litva). Bố của Levitan là gia sư dạy ngoại ngữ, nên tuy nghèo nhưng thấy con đam mê hội hoạ, ông cố gắng tằn tiện để chu cấp cho con học hành đến nơi đến chốn.

Năm 1873, Levitan thi đỗ Trường Mỹ thuật và Kiến trúc Moskau Trường là một trong những cái nôi đào tạo họa sĩ danh tiếng ở nước Nga bấy giờ, Các họa sĩ bậc thầy lúc đó như Vasilii Perov, Aleksei Savrasov và Vasilii Polenov cảm phục tài của cậu học trò Levitan, đã giúp đỡ rất nhiệt tình. Sự dìu dắt, giúp đỡ, khơi nguồn của các thầy đã góp công lớn tạo nên phong cách sáng tác tranh phong cảnh của họa sĩ tương lai. Aleksei Savrasov là thầy giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nghiệp sau này của Levitan.

Levitan học một năm lớp sao chép tranh (Kopierklasse), học tiếp lớp chủ nghĩa tự nhiên (Naturalismusklasse), rồi chuyển sang lớp tranh phong cảnh (Landschaftsmalersiklasse), Mới học được hai năm thì mẹ của Isaac mất (1875), cha ông thì lâm bệnh nặng .Cả gia đình Levitan lâm vào cảnh nghèo túng, bản thân Isaac Levitan thường xuyên phải nhịn đói hoặc ngủ lại trường. Do xuất sắc trong học tập nên Levitan nhận được học bổng cho hai năm cuối. Sức khỏe và tinh thần của Levitan đã bắt đầu giảm sút từ đó.

Levitan tốt nghiệp năm 1885. Tháng 3 năm 1877, hai tác phẩm đầu tiên của Isaac Levitan được triển lãm và được báo chí đánh giá cao. Bức tranh Ngày thu. của Isaac Levitan được nhà sưu tập tranh hàng đầu nước Nga là Pavel Mikhailovich Tretyakov mua . Mùa xuân năm 1884, Levitan tham gia vào cuộc triển lãm tranh lưu động của nhóm họa sĩ Peredvizhniki (nhóm họa sĩ lưu động) và đến năm 1891 thì trở thành thành viên chính thức của nhóm này cùng với các họa sĩ nổi tiếng khác như I. N. Kramskoi, K. A. Korovin.

Trong thời gian còn học ở Trường hội họa, Isaac Levitan kết bạn cùng các họa sĩ K. A. Korovin, M. V. Nesterov, kiến trúc sư Fyodor Shekhtel, họa sĩ N. P. Chekhov, nhà văn nổi tiếng A. P. Chekhov, sau đó Levitan và nhà văn Chekhov đã trở thành những người bạn thân thiết, Levitan thường đến nghỉ tại nhà Chekhov trong những giai đoạn khủng hoảng về tinh thần.

Levitan bộc lộ thiên hướng về tranh phong cảnh nông thôn hoặc thiên nhiên nước Nga. Những tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga với sắc vàng chủ đạo, bức Rừng bạch dương vẽ lại những cánh rừng bạch dương Nga vào mùa xuân với sắc xanh chủ đạo hay bức Cái yên tĩnh vĩnh hằng miêu tả thiên nhiên hùng vĩ nhìn từ nghĩa trang thiên chúa giáo với nhà nguyện nhỏ bé nằm giữa một con sông nước Nga.

Năm 1897, Levitan được bầu vào Viện hàn lâm nghệ thuật Nga và năm 1898 ông trở thành người phụ trách xưởng tranh phong cảnh của Trường đại học Mỹ thuật và kiến trúc Moskau . Sức khỏe của Levitan giảm sút, do ông thường xuyên bị viêm phổi và suy sụp về tinh thần, nhưng Levitan chưa bao giờ truyền tâm trạng u tối của mình vào trong các bức tranh phong cảnh, Tranh của Levitan đều mang màu sắc tươi tắn và miêu tả tuyệt vời vẻ đẹp của thiên nhiên nước Nga. Levitan qua đời ngày 4 tháng 8 năm 1900 khi mới 40 tuổi.

Những tác phẩm tiêu biểu của Levitan là :



Ngày thu. (1879)



Buổi chiều trên sông Volga (1888)




Buổi chiều, (1889)





Rừng bạch dương (1885 - 1889)




Mùa thu vàng. (1889)






Sau cơn mưa, (1889)






Đường Vladimirka (1892)





Trên sự yên tĩnh vĩnh hằng (1894)





Tháng Ba (1895)




Mùa xuân, con nước (1896 - 1897)





Hoàng hôn (1900)





Hồ (1889 - 1900, chưa hoàn thành)


NHỮNG TRANH PHONG CẢNH CÓ SỨC TRUYỀN CẢM

Levitan là họa sĩ vẽ tranh phong cảnh. Nhưng tranh phong cảnh của ông luôn đề cập tới những khoảnh khắc đầy ấn tượng của đất trời nước Nga như Bình minh, Hoàng hôn, những không gian và thời gian mà thiên nhiên có những chuyển biến mạnh mẽ như mùa thu cây khô lá vàng với nỗi buồn man mác, mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc với bao hứng khởi hy vọng tràn trề với loại cây đặc trưng Nga - cây bạch dương. Qua nét vẽ điêu luyện, đầy truyền cảm, cốt cách thiên nhiên, làng quê nước Nga hiện lên thật yên bình và đầy chất thơ làm ta nhớ tới những người Nga đầy thân thiện ta từng gặp.

Cảnh thu một màu vàng của những chiếc lá sắp lìa cành khơi gợi một nỗi buồn man mác trong tranh Mùa thu vàng. (1889), cho dù trong tranh còn có sông, còn có màu xanh, những thứ đó chỉ làm nền, làm nổi bật cho màu vàng nơi những cây bạch dương. Bạch dương được coi là quốc thụ của Nga, nó được sùng bái như là một nữ thần trong tuần lễ xanh vào đầu tháng sáu.

Cây bạch dương thân mọc thẳng tắp, cành lá thưa, vỏ trắng, cành mềm, gió thổi đu đưa, nhìn từ xa trông như một bầy tiên nữ đang nhảy múa nên được gọi là cây người đẹp.

Người Nga coi bạch dương là cây tượng trưng cho tấm lòng cao thượng và tình yêu trong sáng. Trong rừng bạch dương Nga những thân cây bạch dương kiêu hãnh vươn lên bầu trời chớm Đông. Cây bạch dương là cây đặc trưng ở nước Nga cho nên người ta gọi nước Nga là xứ sở của bạch dương. Hình ảnh bạch dương đi vào trong truyện cổ tích, trong lời ca tiếng hát nơi người Nga:

" Bạch dương nghiêng nghiêng áo trắng bên đường

Thầm nhắc ta một lời mến thương

Ôi! Bạch dương.

Làn tóc xanh phơi phới

Lòng tràn đầy nhựa sống yêu đời"

Trong tranh phong cảnh của Levitan không thấy bóng dáng con người. Đứng trước tranh phong cảnh của ông, người xem cảm nhận được thông điệp từ bức tranh, từ trời đất của thiên nhiên Nga - "Tranh ông đi vào lòng người bởi thiên nhiên có hồn, như đó là phân thân tâm hồn Nga trong ông vậy".





nguồn Newvietart.com