Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

In Praise of Shadows

Tác giả: Junichiro Tanizaki (Leete’s Island Books, 1977)



Dịch: dohau.design@gmail.com



Thật là khó khăn cho những người đam mê kiến trúc truyền thống khi họ muốn ngôi nhà của mình theo phong cách thuần Nhật bản mà phải xoay sở với những dây điện, đường ga,ống nước..sao cho chúng hài hòa với phong cách mộc mạc này- ngay cả với những người chưa bao giờ xây nhà cho mình theo phong cách này cũng sẽ gặp vấn đ với những trà thất, nhà hàng, quán ăn. Với những người cô đơn lập dị, đó là một vấn đề khác, họ có thể lờ đi những tiện nghi mà khoa học kỹ thuật mang lại và rút lui và một chốn bỏ hoang nào đó của thôn dã, nhưng với những người có một gia đình sống trong thành phố không thể quay lưng lại với những thiết yếu của cuộc sống hiện đại-hệ thống sưởi, đèn điện, thiết bị lọc khuẩn - mà lại muốn theo phong cách Nhật. Những người không cầu kỳ có thể giấu chúng dưới cầu thang,hay một góc của hành lang, vườn, giấu công tắc sau tủ đồ, tủ chén, chạy dây sau nhứng tấm bình phong. Nhưng dù cho khéo léo tới my thì những nỗ lực của họ cũng làm ta có ấn tượng về một sự sắp xếp vụng về và dư thừa. Thông thường thì chúng ta thấy một bóng đèn trơn dưới một cái chao bằng thủy tinh nhẹ dường như là giản dị và tự nhiên hơn bất kỳ một nỗ lực nào để giấu chúng đi. Khi ta nhìn sâu vào màn đêm từ của sổ con tàu khi băng qua một vùng quê, ánh sáng lờ lờ qua lớp giấy nến của khung cửa gỗ từ một căn nhà mái tranh thực sự là một vẻ đẹp thanh cao.



Nhưng tiếng ồn và kích thước của một chiếc quạt máy lại lệch pha với một căn phòng kểu Nhật. Thường thì những người chủ nhà nếu họ ko thích quạt máy thì dơn giản là cất chúng đi nhưng với những gia đình kinh doanh dịch vụ giải trí trong mùa hè, họ thì không thể nuông chiều sở thích của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Một người bạn của tôi, chủ của một nhà hàng Trung hoa tên là Kairakuen là một người theo chủ nghĩa thuần túy triệt để trong kiến trúc. Anh ta phàn nàn về những chiếc quạt máy và có thời gian dài không cho phép chúng xuất hiện trong nhà hàng nhưng đành phải phá lệ khi đối mặt với những lời phàn nàn của thực khách.


Tôi cũng có một kinh nghiệm tương tự. một năm trước tôi đã dùng một khoản tiền lớn vượt qua khả năng đẻ xây một ngôi nhà. Tôi đã chú trọng quá mức tới đồ đạc và trong mọi tình huống đều gặp vấn đề. Với tấm Shoji, về thẩm mỹ tôi không muốn dùng kính, nhưng cũng không muốn dùng giấy vì nó có những vấn đề về an ninh và chiếu sáng. Đi ngược lại với những mong muốn của tôi, tôi quyêt định dùng giấy bên trong và kính bên ngoài. Phương án này yêu cầu phải có 2 lần khung và đã làm đội giá lên khá nhiều. Nhưng kết quả mang lại thì lại gặp cả 2 vấn đè, bên ngoài nó không khác một cái cửa kính bình thường, trong khi bên trong thì cái mềm mại của giấy bị phá hỏng bởi lớp kính phía sau. Lúc đó tôi đã tiếc là mình không quyêt định dùng kính ngay từ đầu. Chúng ta có thể cười cho qua khi đó là ngôi nhà của một người khác nhưng với chính ta thì ta chỉ chấp nhận thất bại sau khi có cả một quá trình nỗ lực.


Sau đó là vấn đ với ánh sáng. Những năm gần đây đồ đạc phong cách Nhật xuất hiện một số trên thị trường, chúng được vẽ kiểu sau những đèn trần, đèn cây, giá nến kiểu cổ và những thứ tương tự như vậy. Nhưng tôi ko quan tâm tới chúng, cũng không tìm kiếm chúng trong của hàng đèn cổ. Đơn giản là tôi thay thế bằng bóng đèn tròn.


Hệ thốngkhí đốt chính là cái làm phiền tôi nhất. Không một cái bếp hiện đại nào là hợp lý trong một căn phòng kiểu nhật. Bếp ga khi bật thường gây tiếng ồn, và nếu không có ống hút khí thì rất d gây đau đầu. Bếp điện, mặc dù ít nhất cũng thoát khỏi những vấn đ trên thì lại xấu xí. Một cách nữa là dùng thiết bị sấy nóng thường gắn vào tủ chén bát, nhưng thế thì thiếu than hồng, cái không khí của mùa đông sẽ mất kéo theo cảm giác ít thú vị hơn khi gia đình quây quần bên ngọn lửa. Giải pháp tốt nhất mà tôi nghĩ ra đó là xây một cái bếp chìm như trong các gia đình nông thôn ngay xưa. Dù nó có đắt nhưng ít nhất cho đến giờ nó vẫn là thứ mà hợp ý tôi nhất.


Hoàn thành xong hệ thống hơi đốt một cách tốt đẹp tôi lại phải đối mặt với vấn đè nhà tắm và nhà vệ sinh. Kairakuan bạn tôi chắc ko thể chịu đựng việc lát gạch bồn tắm và nhà tắm nên đã làm toàn bộ bằng gỗ. Gạch lát có vẻ là thông dụng và kinh tế hơn nhưng với trần, cột, tấm panel bằng vật liệu truyền thống thì những phần còn lại hoàn thiện bằng gạch có độ sáng bóng thì vẻ đẹp sẽ căn phòng sẽ dứt khoát bị hủy hoại. Kết quả nhìn sẽ không quá gai mắt khi mọi thứ còn mới song độ vài năm, những thớ gỗ bắt đầu nổi lên trên những tấm ván và cộ có một vẻ đẹp riêng thì đột nhiên bề mặt gạch trắng trở nên không phù hợp nữa như cách nói dân gian là ghép gỗ với tre vậy. Tuy nhiên, những nhà tắm thiết thực cũng thỏa mãn về thẩm mỹ một mức độ nào đấy. Trong nhà vệ sinh thì lại có nhiều vấn đề nảy sinh khó chấp nhận hơn.


Một lần tôi được chỉ cho một Washiki (nhà vệ sinh) đã cũ, chiếu sáng lờ mờ, và, tôi phải thêm vào là sạch một cách hoàn hảo ở một đền thờ Nara hay Kyoto gì đó, tôi bị ấn tượng bởi s độc đáo trong kiến trúc kiểu Nhật bản. Phòng ở có một vẻ đáng yêu riêng của nó song Washiki thực sự là một nơi thư thái tâm hồn. Nó luôn có một khoảng cách với khu chính, ở cuối hành lang, trong một góc rng thưa với lá cây và rêu mốc. Không thể tả xiết cái cảm giác ngồi trong ánh sáng lờ mờ,đắm mình trong ánh sáng dịu dàng qua tấm Soji, chìm sâu trong thiền định hoăc ngăm nhìn khung cảnh ngoài vườn. Nhà văn Natsume Sōseki đã coi những lần tới Washiki như một lạc thú lớn "một thú vui thể xác"- ông gọi nó vậy. Và chắc chắn rằng không có nơi nào đẻ tận hưởng sự khoan khoái hơn được Washiki của Nhật bản, đượcbao quanh bởi những bức tường thanh bình và những vân gỗ, nhìn lên là bầu trời xanh và tán lá cũng xanh.


Như tôi đã nói điều kiện tiên quyết là cường độ ánh sáng, phải hoàn toàn sạch sẽ và yên tĩnh đến đ có thẻ nghe thấy tiêng vo ve của muỗi. Tôi yêu cảm giác ngồi nghe tiêng mưa rơi từ những washiki như vậy, đặc biệt là những washaki của vùng Kantō với những cử sổ dài, hẹp ở tầng trệt, nơi đÂy có thể nghe được những âm thanh quen thuộc của tiếng mưa rơi từ mái hiên và vòm cây, thấm xuống đất hay làm sạch những chiếc đèn đá và rêu mốc trên hòn đá đặt chân. Washiki cũng là một nơi hoàn hảo để nghe tiếng rỉ rả của côn trùng cũng như bài ca của chim chóc , ngắm mặt trăng, hay thưởng thức những khoảnh khắc cảm động đánh dấu sự chuyển mùa. Nơi đây, tôi đ rằng những nhà thơ Haiku bất tử đã nảy sinh không biết bao nhiêu ý tưởng. Thật sự có thể nói không ngoa thì trong tổng thể kiến trúc, washiki là nơi đẹp nhất. Các bậc tiền bối thưở trước có thể làm thơ về mọi thứ quanh mình, biến đổi mọi thứ, tmột nơi có vẻ không sạch sẽ nhất trong ngôi nhà lại thành nơi vô cùng tao nhã, ưu ái kết hợp với biết bao cảnh thiên nhiên đẹp đẽ . So với phương Tây, những người coi đó là một nơi hoàn toàn không sạch sẽ, tránh đ cập tới nó trong những giao tiếp lịch sự, chúng ta nhạy cảm và tinh tế hơn. Nhà vệ sinh của Nhật, tôi phải thừa nhận rằng có chút bất tiện khi tối trời, nằm cách xa khu chính và vì vậy có chút nguy hiểm vào mùa đông bởi d bị cảm lạnh. Nhưng như nhà thơ Saitō Ryoku từng nói:"thanh tao là băng giá". Tốt hơn là những nơi lạnh lẽo như ngoài trời, những nhà vệ sinh phương Tây với hơi nước nóng bốc lên quả thật khó chịu.


Bất kì ai có sở thích về kiến trúc cổ phải thừa nhận rằng Washiki là một nơi hoàn hảo. Nhưng bất kể nằm tại một nơi như đền thờ, với diện tích rộng và thưa dân , mọi người cùng nhau giúp lau dọn, trong một gia đình thông thường thì thật không dễ dàng để giữ nó sạch sẽ. Dù cho có khó tính và cẩn thận đến đâu thì vẫn có vết bẩn đặc trên sàn gỗ hoặc tấm tatami. Và vì vậy nơi đây đã dần chuyển sang mô hình toilet hiện đại và vệ sinh hơn với gạch lát và hệ thống xả nước mặc dù cái giá phải trả là làm hủy hoại mối liên hệ giữa thẩm mỹ ưa chuộng con người với vẻ đẹp thiên nhiên.Thật khó có thể đặt mình vào tâm trạng hứng thú "vui thích thể xác" của Sōseki. Không phủ nhận sự sạch sẽ hoàn toàn ở mọi ngóc ngách, nhưng nơi đây lại gợi một cách mạnh mẽ cho chúng ta về những chức năng của bộ phận cơ thể. Một phụ nữ, dù da cô ấy có đẹp tới mức nào thì cũng gợi tới sự sỗ sàng khi khi đẻ lộ phần cần được che giấu ở những nơi mang dấu hiện diện của người khác. Và thật khiếm nhã khi để toilet ở một nơi quá sáng. Sự sạch sẽ mà ta có thể thấy chỉ càng thêm gợi nhắc về những gì mà ta không muốn thấy. những nơi này sự khác biệt về s sạch sẽ và không sạch sẽ rất không rõ ràng, bao phủ bởi lớp sương tối tăm và mù mịt.

(to be continued..)