Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010
link hay!
www.nhadep-magazine.com.vn (tap chi nha dep)
www.look4design.co.uk (interior design)
http://09xd01.wordpress.com (blog xay dung)
http://chairwhore.blogspot.com (nice chair!)
http://www.fudgegraphics.com (graphic)
www.logofoo.com (logo vetor)
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010
Hoc3d phỏng vấn Thao Le (Lê hồng Thao Sinh viên Trường ĐHNT Huế)
Tôi (anh Nam chủ Website hoc3d.com) may mắn được gặp Thao Le nhiều lần và trao đổi nhiều thứ về cuộc sống và nhất là đồ họa. Một tấm gương thành công rất đáng học tập ở nhiều phương diện. Vì vậy tôi làm bài phỏng vấn này với mục đích cho thấy phần nào con đường đến thành công và những kinh nghiệm anh có thể chia sẻ với chúng ta.
Vài nét về anh. Anh tên Việt nam là Lê Hồng Thao, tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Huế năm 1994, tốt nghiệp thủ khoa trường Mỹ thuật Dallas, Mỹ. Đài truyền hình Việt nam VTV3 cũng đã từng có chương trình 1 tiếng đồng hồ về anh. Anh có nhiều tác phẩm được nhiều người trên quốc tế và trong nước biết đến và ca ngợi.
BÀI PHỎNG VẤN
Nam-hoc3d.com: Anh đã làm ở những công ty nào?
Thao Le: Tôi đã làm ở Lucas Arts 3 năm, Electronic Ats (EA ) 4 năm, và bây giờ đang làm cho IDSoftware .
Nam-hoc3d.com: Và những dự án phim/game nào anh đã tham gia?
Thao Le: Star Fighter 2 (Lucas Arts), Gladius (Lucas Arts), Republic Commando (Lucas Arts), Goldern Eye (EA), Medal Of Honor: European Assult (EA), Lord of The Ring: Battle For Middle Earth (EA), Medal Of Honor: Vanguard (EA), Medal Of Honor: Airbone (EA) và hiện tại đang tham gia làm Doom 4 ở IDSoftware.
Nam-hoc3d.com: Những ngày đầu sang Mỹ, khó khăn nhiều không? Anh vượt qua như thế nào?
Thao Le: Cái gì mới đầu cũng khó. Khi tôi mới đến Mỹ, sau nhiều cú sốc về khác biệt văn hóa, tôi đã phải đương đầu với rào cản ngôn ngữ. Tôi còn biết ít tiếng Anh khi tôi mới sang. Có rất nhiều thứ để phải học, phải làm quen. Không có bạn, không liên lạc được với gia đình ở Việt nam. Đã có rất nhiều khó khăn. Bây giờ nghĩ lại những ngày đó, tôi phải nói là gian khổ. Làm sao tôi vuợt qua được? Hmmmm, đầu tiên, tôi luôn nghĩ về mục tiêu của mình. Tôi đã luôn nghĩ rồi một ngày, những khó khăn này sẽ qua đi. Bắt buộc phải cố gắng. Tôi đặt mục tiêu vuợt qua rào cản ngôn ngữ trước. Học tiếng Anh ở mọi nơi chứ không chỉ ở trường. Khi bắt đầu vào đại học, tôi lại cố gắng nhiều hơn. Sự lo lắng về việc mình không hiểu thầy giáo nói gì, việc làm không kịp bài về nhà luôn thôi thúc tôi học siêng năng hơn. Tôi ra luật cho mình là bất cứ điều gì các bạn Mỹ phải làm ở trường thì mình phải làm đi làm lại 3 lần để vượt qua rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, cuối buổi học, thầy giáo thường yêu cầu đọc chương 11,12 một lần và trả lời các câu hỏi. Tôi đọc 3 lần và trả lời các câu hỏi yêu cầu 3 lần. Tôi đoán đó là cách tôi vượt qua các khó khăn, nhất là ở thời gian đi học.
Nam-hoc3d.com: Anh đã tốt nghiệp hạng Honors ở Art Institute of Dallas. Những kiến thức học ở đó có giúp anh nhiều trong công việc sau này không? Anh có phải tự học nhiều sau này không?
Thao Le: Khi ở trường, tôi học những công cụ căn bản. Công cụ là rất quan trọng với những đặc biệt là với những kỹ thuật mới. Tuy nhiên, công cụ cũng chỉ là công cụ. Bạn phải biết tạo ra tác phẩm đẹp và đó là phần lớn nền tảng kiến thức của bạn, khả năng mỹ thuật. Những kiến thức tôi học ở trường đã là nấc thang đầu tiên để vươn lên học các công cụ và công nghệ mới sau này. Không có điều đó, tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khi sáng tác mỹ thuật dùng công nghệ mới, bạn cần phải học hàng ngày. Ngày nào cũng có công cụ mới, công nghệ mới ra đời. Nếu bạn không cập nhật, kiến thức của bạn sẽ lỗi thời. Vì thế nên hãy học liên tục nhé..
Nam-hoc3d.com: Anh sử dụng những phần mềm nào hàng ngày?
Thao Le: Điều nay thay đổi tùy thời điểm. Khi còn ở trường, tôi đã học 3ds Max, Photoshop, Painter, Illustrator. Nhưng khi tôi đi làm, tôi phải học Maya vì công ty dùng Maya. Sau này, họ lại quay lại 3ds Max. Trong cùng một công ty, đôi khi các dự án khác nhau họ dùng phần mềm khác nhau đó là lý do tôi chuyển qua chuyển lại giữa các phần mềm. Tôi có thể nói là phần mềm tôi dùng nhiều nhất là 3ds Max, Maya, Photoshop, Zbrush và tất nhiên là cả Unreal Engine và bây giờ là IDTech 5 Engine.
Nam-hoc3d.com: Tại sao anh chọn trở thành game artist?
Thao Le: Khi tôi còn ở Việt nam, tôi chưa bao giờ nghĩ một ngày tôi sáng tác mỹ thuật bằng máy tính cả. Bản thân tôi cũng không phải là gamer. Tuy nhiên, tôi yêu thích tạo ra nó. Khi tôi làm việc với một cảnh trong game, tôi cảm thấy mình như một kiến trúc sư, một họa sĩ và một gamer.
Nam-hoc3d.com: Anh so sánh thế nào giữa làm phim và làm game?
Thao Le: Khoảng cách giữa phim và game ngày càng thu hẹp. Ngày nay bạn có thể tạo ra rất nhiều chi tiết khi tạo hình ảnh cho game. Riêng bản thân tôi, tôi thích làm game hơn làm phim. Người ta chuyển qua lại giữa game và phim khá thường xuyên và đa phần không thấy sự khác biệt nhiều. Tùy theo ý thích của bạn. Với tôi, tôi thích làm game hơn. Tôi có bạn làm trong ngành phim và dường như khi làm phim các ràng buộc là khá lớn. Với game, bạn có nhiều tự do hơn khi ltạo hình ảnh. Đây chỉ là đánh giá của tôi.
Nam-hoc3d.com: Được biết là anh làm nhiều về Modeling và Texture, Level Editor... Xin hỏi là trước đây anh nhận ra đây là hướng đi đúng cho mình từ lúcnào? Tại sao không phài là Animation, VFX...
Thao Le: Tôi tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Huế chuyên ngành hội họa. Tuy nhiên, tôi luôn biết là mình có thể làm điêu khắc. Tôi bắt đầu làm điêu khắc khi tôi rời trường. Khi tôi đến Mỹ tôi tiếp tục làm điêu khắc nhiều hơn và từ từ chuyển qua dựng hình trên máy tính. Tôi vào trường ở Dallas để học làm thế nào để “điêu khắc” trên máy tính. Lúc đầu thì khoảng cách giữa điêu khắc trên máy tính và đời thật khá lớn. Nhưng sau này thì đỡ hơn nhiều. Tôi tốt nghiệp là người dựng hình nhân vật. Tôi đã làm việc ở Lucas Art năm đầu tiên là người dựng hình nhân vật. Tuy nhiên, tôi luôn biết là mình có thể làm được nhiều hơn ngoài việc tạo nhân vật ra. Trong hồ sơ giới thiệu bản thân, tôi tạo thêm các môi trường xung quanh để tôn thêm vẻ đẹp của nhân vật của tôi. Rồi một lần, có một dự án cần họa sĩ làm môi trường. Họ đang đợi tuyển người mới vào. Trong lúc đó, ông đạo diễn đã xem hồ sơ của tôi và nhờ tôi giúp làm vài môi trường trong lúc chưa tuyển được người, tôi đã đồng ý. Sau 1 tuần, ông ấy nói tôi làm quá tốt và hỏi xem tôi có muốn làm môi trường không. Tôi đã nghĩ, tại sao không, tôi nghĩ là mình làm được và tôi cũng thích nữa. Đó là lý do tôi chuyển thành họa sĩ tạo môi trường. Tôi đã làm công việc đó 6 năm rồi và yêu thích nó. Tôi vẫn thỉng thoảng tạo nhân vật nhưng phần lớn là cho chính mình và để cho vui.
Nam-hoc3d.com: Anh lấy cảm hứng cho công việc hàng ngày từ đâu?
Thao Le: Từ đam mê yêu thích tạo ra các tác phẩm mỹ thuật. Tôi muốn thấy những tưởng tượng trong đầu mình trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Đam mê tạo ra cái gì đó cho hàng triệu người chơi game trên toàn thế giới thưởng thức.
Nam-hoc3d.com: Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ ở Việtnam đang muốn trở thành CG Artist? Trở thành sao như Thao Le?
Thao Le: Như tôi? Hehehe không.. tôi không tốt.. đừng giống tôi... Lời khuyên của tôi đối với những người muốn trở thành họa sĩ game. Học tập chăm chỉ. Học công nghệ mới vì đó là bước đầu tiên giúp bạn sau này. Tuy nhiên nên nhớ rằng, kiến thức về kỹ thuật công nghệ không giúp bạn trở thành họa sĩ game giỏi hay họa sĩ 3D giỏi, khả năng mỹ thuật mới giúp bạn được việc đó. Nếu bạn là một họa sĩ giỏi, bạn sẽ trờ thành họa sĩ 3D giỏi với sự trợ giúp của kiến thức về các phần mềm 3D. Thế nên, bạn phải biết sáng tác mỹ thuật trước đã. Với các bạn ở Việt nam, các bạn cần phải học tiếng Anh trước. Vì công nghệ mới luôn ra lò bằng tiếng Anh trước. Nếu bạn muốn biết nó trước và nhanh, bạn cần phải biết tiếng Anh. Ngoài ra, bạn phải tự học công nghệ để bắt kịp các thay đổi, vì vậy biết tiếng Anh giúp bạn rất nhiều.
Nam-hoc3d.com: Cám ơn anh rất nhiều!
Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010
Hạt bụi...cánh bướm...
Trú mưa cùng bướm
Duyên trần ai hay
Đọc bài haiku này tự dưng mình nhớ tới một câu chuyện đã đọc từ khá lâu rồi,đại ý rằng có một chàng trai kia phải tu hàng nghìn năm để được là hạt bụi,làm hòn đá..trên đường cô gái anh yêu đi qua ở những kiếp sau..
Mọi việc xảy ra đều có lý của nó,tại sao trong 6 tỷ người ta lại chỉ gặp một số người thôi?tại sao trong tỷ tỷ thứ vật chất trên đời này mình chỉ có cơ duyên xúc chạm với một số nhất định thôi,tại sao là thứ này mà ko phải là thứ kia?mình ko chắc vào luân hồi nhưng mình tin vào nhân quả,phải có một cái "nhân" nào đó..
Và mình nhìn những cánh hoa rơi trên bàn mình..tại sao lại là những cánh hoa này?(biết đâu lại là một chàng trai tu mấy nghìn năm dể được làm cánh hoa này cũng nên^^:D)
Đùa chút vậy thôi nhưng mình nghĩ đây cũng là một cách nghĩ để mình biết nhìn rõ hơn,xúc chạm sâu hơn và yêu quý thêm những thứ quanh mình,và như thế những vật vô tri cũng có một linh hồn!
Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010
NBC
"Anh nghĩ là trong cuộc sống, bản chất con người là không thích sự ngẫu nhiên, bất định; mình chỉ muốn sự ngẫu nhiên ở một mức nhất định cho cuộc sống vui vẻ thôi, còn về bản chất thì mình muốn có một cuộc sống logic, mà để có cái logic đấy thì phải chọn một cái mục đích gì đó. Dĩ nhiên mục đích nó phải đủ cao quý thì nó mới vực được cuộc sống của mình lên, chứ mục đích mà thấp kém hèn hạ thì nó cũng chẳng thể là cứu cánh được cho mình. Nhưng bản thân cái mục đích đấy cũng chỉ là cách để mình tổ chức cuộc sống thôi, cho nó có hướng; nếu không thì cuộc sống của mình nó vô hướng. Anh cảm thấy đối với anh, việc tìm một bài toán để giải nó xuất phát từ nhu cầu tự nhiên là con người mình cần một cái mục đích để tổ chức cuộc sống của mình... nhưng nó chỉ là đích, mình không cần cố sống cố chết đạt được; cái chính là khi mà mình đi tới cái đích ấy thì mình phải biết cách thưởng thức con đường trong lúc mình đi. Cái đích chỉ là cứu cánh cho mình sắp xếp cuộc sống, để cho mình đi qua cuộc đời này một cách hạnh phúc thôi."
Cosimo MưaGiông xứ Rondo^^
...Viola buông mình xuống tấm da lợn rừng:
-Thế a đã dẫn những người đàn bà khác tới đây chưa?
Anh lưỡng lự.Và Viola:
-Nếu a chưa dẫn cô nào tới đây thì a là một chàng đàn ông vô tích sự.
-Có ...vài cô...
Anh nhận một cú tát in cả lòng bàn tay trên má.
Haizz ..thế đấy..phụ nữ chả muốn nghe sự thật đâu :D
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010
Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010
Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010
Lọ mọ đêm qua!
Rảnh rỗi ngồi nghịch ngợm^^
Ngồi rỗi rãi giở photoshop ra vẽ vời hoa lá(thực ra là cỏ^^)Định type bài thơ này vào cơ nhưng PTS nhà mình lỗi font Tiếng Việt nên đành bó tay! thôi thì post tiếp xuống đây cho khỏi ấm ức!
Cỏ mọc tràn bờ
Ai ơi đừng cắt cỏ
Cho bờ còn hoang vu
Để khi mùa xuân đến
Ta còn nơi hẹn hò.
(Sakanoe-Nhật Chiêu dịch)
Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010
Logo mình mới design ^^
Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010
cad
Ý nghĩa của các tính năng này như sau :
BY LAYER : thuộc về lớp (layer) đang chứa nó (object). Diễn giải dài dòng là: nếu một số đối tượng nào đó thuộc một layer có kiểu đường là hidden, màu đỏ, độ dày nét 0.15,... thì nó cũng có những tính năng này y như là lớp đang chứa nó.
BY BLOCK : thuộc về BLOCK đang chứa nó (object). Diễn giải dài dòng là: nếu một số đối tượng có tính năng này thuộc một block có kiểu đường là hidden, màu đỏ, độ dày nét 0.15,... thì nó cũng có những tính năng này y như là block đang chứa nó, chứ không phải nó có những tính năng của LAYER đang chứa BLOCK đó.
Ví dụ 1: tôi có 1 block, trong block này có 1,2,3... đối tượng mang tính năng BYLAYER. Nếu tôi đặt nó tại Layer có màu đỏ, kiểu đường Hidden, dày 0.3,... thì Block này chũng màu đỏ, đường Hidden và dày 0.3. Bạn thử dùng chức năng tùy chỉnh properties (nhấn Ctrl+1) để thay đổi các tính năng này của Block (màu đỏ thành màu xanh, đường hidden thành continue, nét 0.3 thành 1.0). Vô ích, Block này đã bị ràng buộc các tính năng của LAYER.
Ví dụ 2: tôi có 1 block, trong block này có chứa các đối tượng mang tính năng BYBLOCK. Nếu tôi đặt nó tại Layer có màu đỏ, kiểu đường Hidden, dày 0.3,... thì Block này chũng màu đỏ, đường Hidden và dày 0.3. Bạn thử dùng chức năng tùy chỉnh properties (nhấn Ctrl+1) để thay đổi các tính năng này của Block (màu đỏ thành màu xanh, đường hidden thành continue, nét 0.3 thành 1.0). Thành công, Block này sẽ cập nhật các tính năng trên vì nó không bị ràng buộc vào LAYER.
Các đối tượng mang tính năng BYBLOCK nhưng không nằm trong BLOCK sẽ có màu trắng/đen (do nó không biết thuộc về tính năng của block nào).
Chú ý : Khi tạo Block, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho các đối tượng thộc về BYLAYER hay BYBLOCK. Vì khi EXPLODE một bock, các đối tượng có tính năng ByBlock sẽ có màu trắng/đen, còn các đối tượng ByLayer sẽ có các tính năng của Layer đang chứa nó.
Về đối tượng DIMENSION, chương trình CAD định nghĩa nó là một BLOCK đặc biệt mang biệt danh là Dimension. Do đó các đối tượng thuộc kích thước (đường dóng, đường kích thước, text, ...) sẽ có các tính năng như các đối tượng trong một block.
Với số lượng layer trong bản vẽ lớn thì việc quản lý chúng một cách khoa học là rất quan trọng. Song song với việc đặt layer theo công dụng, theo tiền tố, hậu tố thì việc sử dụng Layer Fillter Properties sẽ giúp bạn quản lý layer một cách nhẹ nhàng....
Có 1 cách để quản lý layer theo từng bộ môn khác nhau, đó là cách dùng Layer filter Properties. Để dùng chức này yêu cầu phải đặt tên layer theo một quy luật nào đó.
VD: Để quản lý 1 file cad gồm nhiều bộ môn khác nhau tôi thường thêm vào đầu tên layer 1 chữ cái, chẳng hạn: A-Wall, A-Door (A:Architecture)
Sau đó pick vào nút này (hoặc Alt+P) để tạo 1 Layer filter Properties mới.
Sau đó đặt chế độ filter như sau để nhóm tất cả các layer cùng có tên là A-* thành 1 nhóm. Và việc quản lý layer theo các bộ môn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Còn rất nhiều tiện ích khi dùng chức năng này, hãy tìm hiểu nhé!
Để thực hiện các lệnh liên quan đến bật, tắt, quản lý layer bạn có thể dùng các lệnh sau:
+ Layoff (tắt layer): Sau khi gọi lệnh này thì bạn chọn vào layer nào thì layer đó sẽ tắt đi.
+ Layon: Hiện tất cả các layer đã tắt
+ Layiso: Khoá (chống sửa layer: gồm chống xóa và di chuyển các đối tượng) các layer ko được chọn, ví dụ bạn có các layer từ 1->6, sau khi gọi lệnh này bạn bấm ô vuông của chuột chọn vào layer 6 thì lúc đó các layer 1,2,3,4,5 sẽ mờ đi (hoặc ko nhìn thấy nữa - tuỳ thuộc vào đặt giá trị) và các layer 1,2,3,4,5 sẽ bị khoá lại. Lúc đó bạn sẽ chỉ làm việc với layer 6. Để tháo khoá các layer 1,2,3,4,5 bạn gọi lệnh LA, bấm chọn vào một layer rồi bấm Ctrl+A (chọn hết các layer) rồi bấm chuột trái vào biểu tượng hình cái khoá là các layer 1->5 sẽ được mở lại, lúc đó bạn lại làm việc bình thường với các layer (lúc đó có thể di chuyển và xóa đối tượng thoải mái).
- Tham khảo thêm khi sử dụng lệnh Layiso có các lựạ chọn, sau khi gọi lệnh layiso bạn gõ S (setting) sẽ có hai lựa chọn rất hay cho bạn, 1. Nếu chọn Off (chọn 2 lần - gõ chữ o là được) thì khi bấm chuột trái chọn layer 6 và bấm chuột phải sẽ chỉ có layer 6 hiển thị để bạn làm việc, còn các layer khác biến mất (ẩn đi), 2. Nếu chọn L (lock and Fade) thì cad sẽ khóa và làm mờ các layer từ 1->5 không được chọn, chú ý khi chọn L (lock and fade) cad sẽ yêu cầu bạn nhập giá trị phần trăm làm mờ layer, giá trị giới hạn trong khoảng 0-90, nếu chọn 0 thì các layer bị khóa sẽ không bị mờ, mức độ mờ sẽ tăng dần theo giá trị bạn chọn, nếu chọn 90 thì coi như các layer mờ tịt và xem như biến mất. Rất mong các bạn ủng hộ bài viết của mình để lần sau mình cùng trao đổi và thảo luận. Chúc các bạn sử dụng các lệnh này một cách linh hoạt để phục vụ cho công việc của mình.
Làm việc với layer đôi khi sẽ làm chúng ta mất khá nhiều thời gian nếu không quản lý chúng một cách hiệu quả, để quản lý layer thật tốt, bên cạnh việc đặt tên, màu, độ dày.....chúng ta có thể dùng công cụ Layer states manager để tiết kiệm thời gian (dành cho việc thực hiện các lệnh layoff, layon, layiso . . .khi thao tác vẽ)
Công cụ Layer states manager có chức năng ghi nhớ lại các trạng thái hiển thị (on, off, thaw, freeze, prin.... của layer). Bạn sẽ cảm thấy công dụng rất hiệu quả của chúng khi phải làm việc trên một hệ thống bản vẽ khổng lồ (với nhiều layer của các bộ môn khác nhau như kiến trúc, kết cấu, điện....)
Công cụ Layer states manager kết hợp với việc quản lý theo Layer filter propeties sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian
Để vào bảng layer states mangager bạn có thể gõ lệnh layerstate hoặc gõ la vào bảng layer và bấm nút như hình sau (hoặc nhấn alt+s)
hoặc bấm nút trên thanh layer
khi đó sẽ xuất hiện bảng layer states manager như hình sau:
Tiếp theo bạn bấm nút new để tạo một trạng thái layer mới, đặt tên cho chúng và ghi chú nếu cần rồi nhấn ok, sau đó chọn trạng thái vừa tạo và nhấn edit sẽ xuất hiện bảng điều khiển trạng thái các layer
khi đó bạn có thể chọn các tuỳ chọn: on, off, thaw, freeze, prin.... của các layer (chẳng hạn bạn chỉ muốn làm việc với các layer môn kiến trúc thì bạn có thể remove bỏ các layer của bộ môn khác
Bằng cách chọn các layer đó rồi nhấn nút remove layer from layer state) bạn có thể lưu nhiều trạng thái hiển thị của layer và cũng có thể export ra file để dùng lại đối với các file khác (chú ý đặt tên layer giống nhau)
Sau khi đã tạo các trạng thái hiển thị, để kích hoạt chúng bạn chỉ việc vào bảng layer states manager rồi click đúp vào trạng thái bạn muốn.
Để gán mã dxf 60 bằng 1 cho đối tượng (làm ẩn đối tượng), ta cần tìm xem trong mã của đối tượng đã có mã dxf 60 hay chưa? nếu có thì thay nó bằng giá trị 1, nếu chưa có thì thêm vào nó một mã dxf 60 bằng 1.
Trước tiên, chúng ta định nghĩa hàm (Dxf id obj) xem ở phần dưới. Hàm này trả về giá trị của mã id của đối tượng obj, nếu đối tượng obj không có mã id thì kết quả trả về là nil (rỗng).
Sau đó, dùng câu lệnh rẽ nhánh: nếu đối tượng có mã dxf 60 thì thay bằng giá trị mới, nếu không có thì thêm một giá trị dxf 60=1 mới vào. Câu lệnh đó như sau:
(if (dxf 60 Elem) ; kiểm tra xem có mã 60 không?
;nếu có thấy:
(entmod (subst (cons 60 1) (cons 60 (dxf 60 elem)) (entget Elem)))
;nếu không thêm:
(entmod (append (entget Elem) (list '(60 . 1))))
)
Trong cụm lệnh trên, Elem là ent name của đối tượng cần ẩn. Hàm entmod có tác dụng modify các thuộc tính một đối tượng theo tập hợp các thuộc tính đã cho (bao gồm thuộc tính tên của đối tượng cần sửa) . Hàm entget trả về tập hợp các thuộc tính của một đối tượng. hàm subst là hàm thay giá một giá trị trong tập hợp bằng một giá trị khác. hàm append là hàm trộn hai tập hợp. Dòng lệnh (entmod (subst (cons 60 1) (cons 60 (dxf 60 elem)) (entget Elem))) để thay mã dxf 60 của đối tượng từ giá trị "(dxf 60 elem)" về giá trị 1.
Như vậy, chúng ta có thể viết được một hàm đơn giản để ẩn một đối tượng:
(defun c:ivone()
(defun Dxf (Id Obj) ;định nghĩa hàm dxf
(cdr (assoc Id (entget Obj)))
);end Dxf
(setq elem (car (entsel "\nDoi tuong can an: "))) ;chọn đối tượng
(if (dxf 60 Elem) ; kiểm tra xem có mã 60 không?
;nếu có thấy:
(entmod (subst (cons 60 1) (cons 60 (dxf 60 elem)) (entget Elem)))
;nếu không thêm:
(entmod (append (entget Elem) (list '(60 . 1))))
)
)
Và hàm ẩn nhiều đối tượng sẽ như sau (xin xem thêm ở phần tutorial tính diện tích để biết cách biến cách làm 1 đối tượng thành nhiều đối tượng):
(defun c:InVis (/ SSet Count Elem)
(defun Dxf (Id Obj)
(cdr (assoc Id (entget Obj)))
);end Dxf
(prompt "\nSelect object(s) to hide: ")
(cond
((setq SSet (ssget))
(repeat (setq Count (sslength SSet))
(setq Count (1- COunt)
Elem (ssname SSet Count))
(if (/= 4 (logand 4 (Dxf 70 (tblobjname "layer" (Dxf 8 Elem)))))
(if (Dxf 60 Elem)
(entmod (subst '(60 . 1) (assoc 60 (entget Elem)) (entget Elem)))
(entmod (append (entget Elem) (list '(60 . 1))))
)
(prompt "\nEntity on a locked layer. Cannot hide this entity. ")
);end if
);end repeat
)
);end cond
(princ)
);end c:InVis
Dặt phím tắt trong AutoCad
[ Bạn vào Tools\Custumize\Edit Custom Files\Program Parameters (acad.pgp) và sửa các lệnh tắt trong đó rồi save lại. Nên để nguyên các lệnh tắt cũ để thiết lập lại khi cần. Nếu quên lệnh tắt đã tạo ra, muốn gọi lại lệnh cũ chỉ cần gõ dấu "." trước các lệnh tắt mặc định là được. Sau khi save file lại xong, khung nhắp lệnh bạn gõ lệnh reinit, kích chọn vào PGP file, OK!!! Để thiết lập lại cài đặt.Nếu không làm như thế này, thì chương trình sẽ nhận cài đặt ở lần khởi động sau. ].
1, *LAYOFF
2, *LAYON
3, *LAYISO
11, *LAYER
22, *LAYFRZ
33, *LAYTHW
4, *LAYUNISO
5, *LAYDEL
6, *LAYCUR
7, *LAYMCH
8, *LAYMRG
9, *LAYWALK
A, *APPLOAD
AS, *ALIASEDIT
AC, *ARC
AW, *AI_MOLC
BB, *BREAKLINE
C, *COPY
CC, *CIRCLE
CA, *CHAMFER
CO, *COLOR
C2, *COPYCLIP
CF, *CLOSE
CFF, *CLOSEALL
CV, *CAL
D, *DIMLINEAR
DA, *DIMALIGNED
DC, *DIMCONTINUE
DB, *DIMBASELINE
DW, *DIST
DRR, *DIMRADIUS
DD, *DIMDIAMETER
DST, *DIMSTYLE
DX, *MIRROR
DG, *DIMANGULAR
DE, *DIMTEDIT
DJ, *DIMJOGGED
D2, *PASTECLIP
DV, *DIVIDE
ET, *EXTRIM
FF, *FIND
LL, *LAYLCK
LU, *LAYULK
MM, *OPEN
P, *PLOT
Q, *QUIT
R, *ROTATE
RA, *RAY
REF, *REFEDIT
SA, *SNAPANG
ST, *STYLE
SV, *QSAVE
SVA, *SAVEAS
SH, *SUPERHATCH
V, *LINE
VA, *MATCHPROP
VC, *PLINE
VE, *OFFSET
VT, *VTDURATION
VV, *MOVE
VF, *SPLINE
VG, *POLYGON
T, *TRIM
TE, *Textmask
TF, *TEXTFIT
TSC, *TSCALE
TRR, *TORIENT
ARR, *ARCTEXT
XX, *XLINE
ZZ, *U
WA, *WIPEOUT
EE, *OOPS
RD, *REDO
Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010
Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010
Lọ mọ sáng nay!!
Định làm cái đựng giấy ăn này lâu rùi nhưng hum nay mới chịu động tay chân!!kết quả của cả buổi sáng nay đây!!!(có cái nì mang đi đâu cũng tiện!)
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010
Handmade card chúc Tết!!
Năm nay rút kinh nghiệm năm ngoái mình gửi thật sớm,kết quả là mọi người đêu nhận đc trước Tết,duy có bạn Phúc là ngoại lệ(chắc chỗ bạn í các cô chú bưu điện nghỉ tết sớm quá!!)
Năm nay hem có nhìu thời gian nên thiệp làm cũng đơn giản hơn,lại có mỗi một kiểu độc nhất!
Anyway,mọi người vui vẻ là tốt rồi!!
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010
5 Bài Học Quan Trọng Của Cuộc đời!
Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp...
Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.
Bài số 2: Bài học về sự giúp đỡ
Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.
Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: "Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà."
Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành - Bà Nat King Cole”.
Bài số 3: Bài học về lòng biết ơn
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:
Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
Bài số 4: Bài học về sự tự giác và trách nhiệm
Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi...
Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.
Bài số 5: Bài học về sự hy sinh
Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz - cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.
Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.
Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.
Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh...
Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.